Khuyến mãi Khuyến mãi

Chiến lược kinh doanh hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử

Marketing Team
Th 4 22/11/2023

Chiến lược kinh doanh hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử

Kinh doanh online nói riêng, và bán hàng nói chung là có rất nhiều chiến lược khác nhau để có thể kinh doanh hiệu quả, dưới góc nhìn nhận Haravan phân làm 3 Chiến lược Chính sau:

1. ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM

1.1 Ưu điểm

Giúp bạn nhanh chóng test xem sản phẩm nào bán được, sản phẩm nào không. Có phù hợp để nhập nhiều về hay không?

“Bắt Trend” nhanh: Vì cái gì cũng bán, nên có Trend gì mới là sẽ có mặt bạn rồi.

Nhanh chóng có lợi nhuận: Thay vì đơn hàng chỉ đến từ một vài sản phẩm, bạn sẽ có đơn hàng từ hàng chục, hàng trăm sản phẩm khác nhau. Đây cũng chính là bí kíp để có 100 đơn 1000 đơn 1 ngày

Vốn ít (cái này tùy nhé): cũng có nhiều bạn làm Dropship ( nghĩa là chỉ đăng lên, có đơn thì Order chỗ khác) và Ship, kiếm chênh lệch

Đơn giản, dễ chơi, dễ trúng thưởng: Vì nó dễ nên khá nhiều người là theo

Lập hàng chục, hàng trăm Shop một lúc để “lách luật” của Sàn

1.2 Nhược điểm

Loãng: Đương nhiên rồi, Gian hàng của Bạn sẽ thành cửa hàng Tạp hóa

Khó định vị thương hiệu: Cái này cũng dễ hiểu, Bạn được coi là “thương hiệu Bách hóa Online” thôi

Khó được hỗ trợ từ Sàn: Các sàn luôn có đội ngũ hỗ trợ, đương nhiên là hỗ sẽ tập trung cho các Shop có định hướng rõ ràng, chứ không phải suốt ngày nhảy theo Trend.

Mệt: Nói gì thì nói, làm kiểu này nhàn lúc đầu, nhưng sau này khá mệt mỏi. Cái gì dễ đến thì dễ đi mà

Khó Scale (Nhân bản rộng): Điều này cũng còn tùy người, tuy nhiên cá nhân mình thấy khó.

Rủi ro tồn kho: Nếu bạn nhập quá nhiều hàng về kho, đương nhiên áp lực vốn, kho, vòng quay vốn, lãi vay, nhân sự...sẽ rất lớn

2. TẬP TRUNG MỘT NHÓM NGÀNH.

Mô hình này, không có nhiều điều để nói lắm , nó ngược lại với số 1

2.1 Ưu điểm

Tập trung: Đương nhiên rồi, cái gì tập trung cũng giúp bạn đạt được hiệu quả hơn

Xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm, cho shop

Để nhận được sự hỗ trợ của Sàn

2.2 Nhược điểm

Vốn lớn: Cái này chắc đúng luôn, nếu bạn đi từ số 0 để xây dựng thành công 1 gian hàng có thương hiệu không phải đơn giản

Thời Gian: Nhanh chậm tùy cơ duyên và mỗi người. Tuy nhiên chắc chắn là phải kiên trì rồi

Cạnh tranh: Bán gì bây giờ chẳng cạnh tranh, nữa là xây thương hiệu riêng

3. QUẢN LÝ BÁN HÀNG, QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

Là một hoạt động nghiệp vụ tập trung ứng dụng thực tế các kỹ thuật bán hàng và quản lý hoạt động bán hàng của một doanh nghiệp. Đây là một chức năng kinh doanh quan trọng, thông qua việc bán sản phẩm/dịch vụ để đem về doanh thu lợi nhuận.

 

3.1 Công việc của quản lý bán hàng

Có thể điểm qua các công việc chính của quản lý bán hàng như:

  • Thiết lập chiến lược phân phối
  • Thiết lập tổ chức lực lượng bán hàng
  • Thiết lập chính sách bán hàng, tuyển dụng
  • Lập kế hoạch bán hàng
  • Quản lý lược lượng bán hàng, khách hàng
  • Huấn luyện nâng cao kỹ năng
  • Đo lường, đánh giá hiệu quả bán hàng 

3.2 Cách quản lý nhiều cửa hàng bán lẻ

Để quản lý một cửa hàng bán lẻ hay là một chuỗi cửa hàng thì hầu hết người quản lý cần phải quan tâm những vấn đề sau:

Quản lý sản phẩm

  • Mỗi sản phẩm đều có một mã vạch riêng, bạn có thể dùng chính mã vạch đó làm ký hiệu nhận biết cho mỗi mặt hàng. Khi cần thông tin về một hàng hóa nào đó, công việc chỉ cần nhập mã vạch và hệ thống sẽ đưa ra kết quả.

Quản lý kho hàng

  • Kiểm soát tình hình số lượng sản phẩm còn lại trong kho rất cần thiết. Nó có thể tránh tình trạng thất thoát làm giảm chi phí.
  • Kho hàng được sắp xếp hợp lý để thuận tiện cho việc lấy hàng khi khách hàng yêu cầu.
  • Biết số lượng hàng còn lại trong kho sẽ thuận tiện cho việc cập nhật lấy thêm hàng hóa lúc cần thiết tránh tình trạng thiếu hàng tại shop.
  • Mọi thông tin, danh mục hàng hóa trong kho cần phải minh bạch rõ ràng thuận tiện cho quá trình giám sát và xử lý kịp thời khi có sự cố phát sinh.

Quản lý nhân viên

  • Bạn nên nhớ rằng: “người tiếp xúc với khách hàng thường xuyên là đội ngũ nhân viên”
  • Trong trường hợp cửa hàng có nhiều nhân viên hoặc nhân viên làm nhiều ca khác nhau. Việc theo dõi – đánh giá năng lực làm việc của nhân viên rất cần thiết. Nó góp phần củng cố hệ thống làm việc của cửa hàng

Quản lý khách hàng

  • Khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp, của cửa hàng. Các chương trình khuyến mãi, tích điểm đổi quà luôn có sức hấp dẫn với khách hàng. Hầu hết khách hàng đều có tâm lý chung “thích đồ khuyến mãi”. Những chương trình như vậy thu hút đem lại nguồn lớn khách hàng gia tăng lợi nhuận.

Tạm kết

Trên đây là những ý kiến cá nhân của riêng mình về cách để kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử một cách hiệu quả nhất. Mong mọi người cho thêm ý kiến để hoàn thiện hơn. Cám ơn mọi người đã đọc bài!

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết
Thu gọn