Khuyến mãi Khuyến mãi

Sàn thương mại điện tử là gì? Các mô hình sàn TMĐT hiện nay

Marketing Team
Th 7 18/11/2023

Sàn thương mại điện tử là gì? Các mô hình sàn TMĐT hiện nay

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thì việc mua bán trên các sàn thương mại điện tử không còn xa lạ với hầu hết tất cả mọi người. Nếu bạn cần mua sắm hàng hóa thì chỉ cần vài thao tác đơn giản đã có thể đặt hàng được. Tuy nhiên, vẫn còn một số người chưa hiểu được sàn thương mại điện tử là gì?

Tại bài viết dưới đây Haravan sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về khái niệm và các dịch vụ của sàn thương mại điện tử. Ngoài ra bài viết cũng chia sẻ những ưu, nhược điểm khi kinh doanh sàn TMĐT và các mô hình sàn TMĐT hiện nay.

Cùng tìm hiểu bài viết Sàn thương mại điện tử là gì? Các mô hình sàn TMĐT hiện nay ngay luôn nhé!

1. Sàn thương mại điện tử là gì ?

Sàn thương mại điện tử (TMĐT) là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người quản lý website có thể tiến hành quy trình mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên website đó (các trang rao vặt, mua bán…).

Nói cách khác sàn TMĐT là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trực tuyến của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau trên cùng một website.

Tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 46/2010/TT-BCT định nghĩa như sau: ” Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người quản lý website có thể tiến hành bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên đó”

2. Các dịch vụ của sàn giao dịch thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử cung cấp các dịch vụ như: Dịch vụ cộng tác dịch vụ cộng đồng, tích hợp các giải pháp kinh doanh, trung tâm điều phối logistics toàn cầu cho các thành viên bao gồm dịch vụ kho hàng và vận chuyển.

Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử cũng cung cấp một số dịch vụ khác nhằm tạo ra môi trường cho các bên đàm phán các giao dịch kinh doanh.

3. Ưu, nhược điểm của việc kinh doanh trên sàn TMĐT 

Sàn thương mại điện tử ngày nay đã trở thành một xu hướng kinh doanh của nhiều thương nhân, tổ chức. Tuy nhiên, khi kinh doanh trên sàn TMĐT cũng có 2 mặt ưu và nhược điểm sau đây: 

3.1 Ưu điểm 

Khi bán hàng trên các trang thương mại điện tử có rất nhiều ưu điểm và một vài trong số đó có thể kể đến như:

  • Giải quyết các vấn đề về khoảng cách địa lý cho cả người bán và người mua hàng khi các sàn TMĐT luôn hoạt động 24/7 và có thể giao hàng đến bất cứ nơi đâu bất kể xa hay gần.

  • Tạo ra không gian bán hàng đa dạng, linh hoạt và không giới hạn về mặt hàng kinh doanh. Đa dạng các ngành hàng từ gia dụng, thời trang, điện tử,… hiện nay đều đã có mặt trên các sàn TMĐT. 

  • Giúp người mua dễ dàng tìm kiếm và mua được các món hàng hoặc dịch vụ mà họ mong muốn chỉ với thao tác nhập từ khóa vào ô tìm kiếm, các website TMĐT có thể trả về cả trăm kết quả. 

  • Sàn thương mại điện tử còn như một phương thức marketing hiệu quả, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của nhãn hàng với người tiêu dùng từ đó mở rộng tệp khách hàng mục tiêu.

  • Phương thức thanh toán khi mua hàng tương đối đa dạng và linh hoạt. Khách hàng có thể chọn thanh toán tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng hoặc có thể qua một số ví điện tử Shopee Pay, Momo, ZaloPay VNpay,…

  • Sàn TMĐT giúp người bán có thể cắt giảm nhiều loại phí kinh doanh liên quan. Đối với người mua thì có thể tiết kiệm thời gian mua sắm khi không cần đến trực tiếp các cửa hàng. 

  • Thời gian vận chuyển nhanh chóng giúp các sàn TMĐT ghi điểm với đa số người dùng. Chỉ mất 3 – 4 ngày là khách hàng đã có thể nhận được món hàng mình mong muốn.

  • Các trang thương mại điện tử cũng được coi là nền tảng tiềm năng giúp các cửa hàng mở rộng và phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai. 

3.2 Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm trên, sàn giao dịch thương mại điện tử cũng còn một số nhược điểm như:

  • Tính pháp lý và các quy định sử dụng tương đối phức tạp. 

  • Khó đảm bảo niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm.

  • Người mua thường gặp vấn đề với các chính sách trả hàng, hoàn tiền của các shop online trên sàn giao dịch điện tử.

  • Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử tạo ra tính cạnh tranh rất cao khi đây đang là xu hướng mà mọi hộ kinh doanh đều hướng tới. 

  • Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng cũng là một trong những ưu điểm mà hình thức kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đang mắc phải. 

4. Một số thuật ngữ viết tắt chuyên dụng

Trong lĩnh vực kinh tế có khá nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Vì vậy để rút ngắn tên gọi của các mô hình thương mại điện tử người ta quy định như sau:

  • B: Business – Doanh Nghiệp

  • 2: To

  • E: Employee – Nhân Viên

  • G: Government – Chính phủ

  • C: Consumer – Khách hàng

  • C: Citizen – Công dân

Theo đó:

  • B2B: Business to Business – Doanh nghiệp với Doanh nghiệp

  • B2C: Business to Consumer – Doanh nghiệp với Khách hàng

  • B2E: Business to Employee – Doanh nghiệp với Nhân viên

  • B2G: Business to Government – Doanh nghiệp với Chính phủ

  • G2B: Government to Business – Chính phủ với Doanh Nghiệp

  • G2G: Government to Government – Chính phủ với Chính phủ

  • G2C: Government to Citizen – Chính phủ với Công dân

  • C2C: Consumer to Consumer – Khách hàng với Khách hàng

  • C2B: Consumer to Business – Khách hàng với doanh nghiệp

  • C2G: Citizen to Government – Công dân với Chính phủ 

5. Top 9 mô hình sàn thương mại điện tử hiện nay

5.1 Mô hình thương mại điện tử B2B

Thương mại điện tử B2B về cơ bản có thể hiểu là thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty. Trên thị trường thương mại điện tử hiện nay thì B2B chiếm tới 80% doanh số thương mại điện tử trên toàn cầu, lớn hơn nhiều so với các mô hình thương mại điện tử khác.

Mô hình thương mại điện tử B2B là một trong những mô hình hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt dựa trên các lợi ích mà nó mang lại. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì trong tương lai, thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C là thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng.

5.2 Mô hình thương mại điện tử B2C

Là mô hình thương mại điện tử phổ biến thứ 2, thương mại điện tử B2C được hiểu là thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hóa hữu hình hoặc vô hình và sử dụng nó, trở thành người tiêu dùng cuối cùng.

Tại Việt Nam trong vài năm trước đây hình thức này khá ảm đạm, không có một website thương mại điện tử nào thực sự tỏ ra mạnh mẽ. Tuy vậy trong vài năm trở lại đây đã xuất hiện những doanh nghiệp đi đầu và đạt được tiếng vang lớn trong cộng đồng người dùng trong nước.

5.3 Mô hình thương mại điện tử B2G

Ở hình thức này, chính phủ hay khối hành chính công sẽ có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mại điện tử, giúp các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn. Các chính sách mua bán trên website tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng. Hiện nay, tuy đã tồn tại và được xây dựng nhưng mô hình thương mại điện tử này chưa thực sự phát triển do hệ thống mua bán của chính phủ chưa hoàn thiện.

5.4 Mô hình thương mại điện tử C2B

Thương mại điện tử C2B là mô hình kinh doanh trong đó người tiêu dùng tạo ra giá trị và doanh nghiệp sẽ tiêu thụ giá trị đó. Một số ví dụ cho hình thức này như việc thu thập ý tưởng hữu ích từ người tiêu dùng, người dùng cung cấp sản phẩm, vật liệu cho doanh nghiệp và doanh nghiệp trả tiền cho người dùng.

C2B được coi là một loại hình kinh doanh ngược, được ra đời dựa trên việc:

  • Internet kết nối nhiều nhóm người và ngày càng mở rộng một cách mạnh mẽ

  • Công nghệ ngày càng phát triển và phục vụ cho nhiều nhu cầu trong cuộc sống

5.5 Mô hình thương mại điện tử C2C

C2C là hình thức thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ hay còn được hiểu là thương mại giữa công ty với khối hành chính công. Hình thức bao gồm việc sử dụng mạng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan đến chính phủ.

Thương mại C2C là thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với nhau. Tính đến hiện tại, đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhất. Hình thái của mô hình này là các sàn thương mại điện tử hoạt động bằng hình thức bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng,…

5.6 Mô hình thương mại điện tử C2G

Bạn có bao giờ thực hiện trả phí cho chỗ đậu xe hơi bằng ứng dụng trên điện thoại chưa? Nếu rồi thì bạn đã có kinh nghiệm về C2G rồi đấy! Mô hình này cũng bao gồm nộp thuế trực tuyến và mua hàng hóa của cơ quan chính phủ được đấu giá online. 

5.7 Mô hình thương mại điện tử G2B

Thương mại điện tử G2B là thương mại giữa chính phủ với doanh nghiệp, đây là một trong 3 yếu tố chính của chính phủ điện tử. Các hình thức tương tác giữa chính phủ với doanh nghiệp này thường không mang tính thương mại mà thường là việc cung cấp các thông tin về luật, quy chế, chính sách và các dịch vụ hành chính công trực tuyến cho doanh nghiệp qua Internet.

5.8 Mô hình thương mại điện tử G2C

Thương mại G2C là thương mại điện tử giữa chính phủ với công dân hoặc cá nhân riêng lẻ. Mô hình này tại nước ta thường được thực hiện dưới hình thức gửi thư trực tiếp và các chiến dịch truyền thông.

5.9 Mô hình thương mại điện tử G2G

G2G là hình thức giao dịch trực tuyến không mang tính thương mại giữa các tổ chức chính phủ khác nhau với nhau. Hình thức này thường được áp dụng tại các nước đa chính phủ.

Tạm kết

Qua bài viết trên, bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức về khái niệm và dịch vụ của sàn thương mại điện tử là gì. Bên cạnh đó, Haravan cũng cung cấp những ưu, nhược điểm và 9 mô hình sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay.

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có nhiều thông tin bổ ích để hỗ trợ cho việc kinh doanh của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết nhé!

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết
Thu gọn